1. Đất thổ cư là gì?
Đất thổ cư được dùng trong xây dựng nhà ở
Đất thổ cư được chia thành 3 nhóm dựa vào mục đích và tính chất, bao gồm:
- Đất phi nông nghiệp
- Đất nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
Vậy trong ba nhóm này, đất thổ cư sẽ nằm ở đâu? Nếu bạn chưa có câu trả lời thì hãy cùng Tâm Việt Value giải đáp qua những thông tin dưới đây nhé.
Luật pháp hiện nay chưa có quy định rõ ràng và cụ thể trong khái niệm về đất thổ cư. Đây chỉ là tên gọi được người dân sử dụng phổ biến khi nhắc tới đất sử dụng để ở.
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu đất thổ cư là loại đất ở được khai thác và sử dụng cho hộ gia đình hay cá nhân trong một khoảng thời gian lâu dài ( chưa rõ thời hạn sử dụng ).
2. Phân loại
Dựa theo vị trí và tính chất, đất thổ cư được chia thành 02 loại chính, bao gồm: Đất thổ cư đô thị và đất thổ cư nông thôn.
2.1 Đất thổ cư đô thị
Đất thổ cư đô thị được quy định rõ ràng tại điều 144 Luật Đất đai 2013. Đây là loại đất được khai thác để phục vụ cho việc xây nhà ở hay những công trình đời sống thuộc khu dân cư đô thị.
Loại đất này chịu sự giám sát và quản lý từ quận, thành phố, thị xã, khu dân cư quy hoạch của đô thị mới với những chính sách luật pháp như: thuế đất, hạn mức sử dụng hay giấy phép xây dựng…
Đất thổ cư đô thị bao gồm:
- Đất phục vụ cho việc xây dựng công trình nhà ở, cuộc sống.
- Sử dụng làm vườn, ao trong cùng một khu đất thuộc đô thị.
2.2 Đất thổ cư nông thôn
Theo Điều 143 Luật Đất đai 2013, đất thổ cư nông thôn là phần đất đai chịu sự quản lý của xã tại khu vực nông thôn, bao gồm hai loại:
- Đất được khai thác để sử dụng trong việc nhà ở hay các công trình phục vụ đời sống
- Sử dụng làm vườn và ao trong khu đất thuộc địa bàn nông thôn.
Đây là loại đất được ưu tiên để cấp phép cho hoạt động xây dựng vườn, ao và có những đặc điểm sau:
- Có ranh giới nằm tại nông thôn và chịu sự quản lý từ phía xã
- Có chính sách thuế
- Có chính sách quy hoạch riêng
Lưu ý, với khu đất đang có dự án để quy hoạch lên thành phố thì không còn được xác định là đất thổ cư nông thôn.
3. Thời hạn sử dụng là bao lâu?
Hiện nay, thời hạn sử dụng của đất thổ cư được chia thành 02 loại, bao gồm:
- Loại đất có thời hạn sử dụng nhất định. Mảnh đất sẽ được quy định, xác nhận rõ ràng trong giấy tờ và hợp đồng mua bán đất đai. Thời gian sẽ kéo dài từ 20 – 50 năm hoặc có thể là 70 năm.
- Loại đất được sử dụng lâu dài, thời gian khai thác và sử dụng sẽ phụ thuộc vào diện tích phần đất có thuộc diện thu hồi từ phía Nhà nước hay không.
4. Nội dung cần chú ý trong quá trình chuyển sang đất thổ cư
4.1 Điều kiện chuyển đổi
Theo quy định được ban hành, nếu không phải đất nhà ở thì sẽ không được cấp phép để xây dựng. Nếu muốn thực hiện, người dân cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức, người dân cũng cần phải nắm chắc 2 điều kiện sau nếu muốn chuyển đổi đất nông nghiệp và phi nông nghiệp sang đất thổ cư:
- Kế hoạch khai thác đất hàng năm của huyện (nếu không đợt cấp phép khai thác thì cần phải đợi).
- Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất tới cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.
Do điều kiện chuyển đổi là thông tin công khai và minh bạch trước công chúng nên người dân hoàn toàn có thể chủ động kiểm tra hoặc gặp mặt trực tiếp với công chức của địa phương để tham khảo.
4.2 Thủ tục chuyển sang
Thông tin về các bước chuyển đổi đất thổ cư dưới đây chắc chắn sẽ mang tới cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy đọc thật kỹ các bước để công việc chuyển đổi được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhé
B1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và giấy chứng nhận của sổ đỏ
B2: Nộp và tiếp nhận hồ sơ cho phòng Tài Nguyên và Môi Trường.
B3: Giải quyết yêu cầu.
B4: Trả kết quả
4.3 Thời gian giải quyết thủ tục xin chuyển đổi là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết thủ tục chuyển sang đất thổ cư như sau:
- Không quá hơn 15 ngày kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ
- Không quá hơn 25 ngày đối với các khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn.
Thời gian trên không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định; không kể thời gian hoàn tất các nghĩa vụ tài chính từ người sử dụng đất.
4.4 Chi phí chuyển đổi
Một số khoản phí mà bạn cần nộp khi chuyển các loại đất sang đất thổ. Bạn hãy ghi nhớ cẩn thận và chuẩn bị trước để tránh mất thời gian.
- Lệ phí trước bạ = (Giá đất ở bảng giá x Diện tích) x 0.5%
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Mỗi tỉnh hay thành phố sẽ có mức thu phí khác nhau nhưng đều không quá 100.000 đồng/giấy/lần cấp.
- Phí thẩm định hồ sơ: Theo quy định từ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Nếu chuyển từ đất vườn, ao sang đất ở:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
- Nếu chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở:
Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp).